Theo lộ trình, vào năm 2015 phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 9001 chính thức được áp dụng. Hiện nay “Bản dự thảo” tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã được công bố. Tuy nhiên “dự thảo” có nghĩa tài liệu vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu của các tổ chức/ cơ quan hữu quan khác nhau và có thể vẫn còn những thay đổi.

BỐI CẢNH

Giống như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, ISO 9001 được xem xét lại toàn bộ theo định kỳ nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của các bên liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng QMS. Trong quá trình xem xét, Ủy ban Xem xét ISO đã ban hành bản dự thảo ISO 9001 đầu tiên (CD1 – Committee draft 1) để lấy ý kiến các bên. Khi các thông tin phản hồi về dự thảo này được thu thập xong thì Ủy ban xem xét ISO sẽ sử dụng bản dự thảo ISO 9001 sửa đổi này nhưng không công khai để lấy ý kiến.

Việc phát triển dự thảo ISO 9001: CD1 đã được cân nhắc kỹ lưỡng chiểu theo tính cần thiết để duy trì tiêu chuẩn ISO 9001 trên thị trường khi mà khách hàng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 ngày càng đa dạng và đòi hỏi lợi ích cao hơn cộng với những biến động trong nhiều lĩnh vực. Sử dụng Khung Cấu trúc Phụ lục SL Cao cấp sẽ tăng khả năng tích hợp với các hệ thống quản lý khác và hướng tới một nền tảng thống nhất trong trong thời gian tới. Do vậy, việc bỏ phiếu cho dự thảo sửa đổi ISO 9001 của các bên liên quan không còn đơn thuần là đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.

Việc lấy ý kiến cũng đã được tiến hành cho Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế (DIS) vào tháng 4-5 năm 2014. Kế tiếp, Dự thảo DIS Cuối cùng sẽ được lấy ý kiến dự kiến vào tháng 7 năm 2015 và tiêu chuẩn ISO 9001 mới dự kiến được ban hành vào tháng 9 năm 2015.

Thay đổi là hiện tượng rất phổ biến trong quá trình sửa đổi tiêu chuẩn ISO. Những thay đổi trong Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế DIS và Dự thảo DIS cuối cùng sẽ chỉ ra các nội dung của tiêu chuẩn được ban hành sau này.

THAY ĐỔI

Khi so sánh những thay đổi trong bản sửa đổi gần đây nhất ISO 9001:2008 với những điều chỉnh hiện đang được hoàn tất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015, rõ ràng là những nội dung mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ có tác động lớn hơn đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Những thay đổi dự kiến đó được Ủy ban ISO TC176 đánh giá là khá quan trọng

Để hiểu được tầm quan trọng của các thay đổi đó, cần phải xem xét kỹ lưỡng mỗi thay đổi được đề xuất và khả năng ảnh hưởng tới một tổ chức hay doanh nghiệp.

CẤU TRÚC MỚI CỦA TIÊU CHUẨN

Dự kiến, bản cập nhật tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ được xây dựng theo mô hình cấu trúc cao cấp và ngôn ngữ phổ biến mà Tổ chức ISO đã phát triển trước đó. Phụ lục SL là bắt buộc đối với tất cả các hệ thống quản lý áp dụng tiêu chuẩn ISO. Phụ lục này tiếp tục được xây dựng dựa trên phương pháp (PDCA) “kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động” cho dù có một số điều chỉnh về bố cục.

Dưới đây là phác thảo chi tiết về cấu trúc tiêu chuẩn:

0. Giới thiệu

1. Phạm vi

2. Viện dẫn

3. Thuật ngữ và khái niệm

4. Tình hình của tổ chức hay doanh nghiệp

5. Lãnh đạo

6. Kế hoạch

7. Hỗ trợ

8. Hoạt động

9. Đánh giá hiệu suất

10. Cải tiến

Thực trạng của tổ chức

Phần này đòi hỏi phải hiểu rõ được tổ chức được chứng nhận ISO 9001 và tình hình của tổ chức đó, phải xác định được các vấn đề nội bộ và bên ngoài tổ chức cũng như nhu cầu và nguyện vọng của các bên liên quan tới tổ chức để từ đó xác định phạm vi của tổ chức.

– Xem xét khả năng áp dụng ISO 9001 đối với các hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp hay tổ chức sản xuất hay cung cấp.

– Gắn kết với chiến lược kinh doanh hiện có.

– Các điều khoản loại trừ tiếp tục được cho phép. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tuỳ theo sự phát triển của tiêu chuẩn.

– Cách tiếp cận quá trình sao phù hợp với các yêu cầu thiết kế hệ thống được bố trí trong phần này mà không còn nằm trong phần giới thiệu.

Lãnh đạo và cam kết

Phần này nhấn mạnh vào vai trò của cấp quản lý đứng đầu và những kỳ vọng ở họ. Trong đó, tập trung vào giải quyết các rủi ro, đáp ứng các yêu cầu và quy định pháp lý và duy trì sự hài lòng của khách hàng.

Kế hoạch

Phần này giới thiệu tư duy về rủi ro trong quá trình đánh giá hệ thống quản lý chất lượng QMS. Các yêu cầu về hành động khắc phục sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng tư duy về rủi ro.

– Không tự động yêu cầu đánh giá rủi ro chính thức và toàn bộ hoặc duy trì việc ghi chép các rủi ro mà phải tiến hành tư duy dựa trên rủi ro.

– Cách tiếp cận tư duy về rủi ro giúp:

• xác định được các rủi ro và cơ hội liên quan đến tình hình của tổ chức hay doanh nghiệp

• đánh giá, phân tích và ưu tiên cho các cơ hội và rủi ro đó

• lên kế hoạch hành động để giải quyết các rủi ro, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch một cách hiệu quả.

• Tìm hiểu và cải tiến quy trình này.

Nguồn: Iso.edu.vn

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC