GRI họ là ai?
Global Reporting Initiative (GRI) – Sáng kiến báo cáo toàn cầu là một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các khuôn khổ cho phát triển bền vững. Mục tiêu của GRI là thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững và tư duy toàn diện cho tất cả tổ chức trên toàn cầu. GRI đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hướng dẫn và nguyên tắc để xây dựng báo cáo bền vững cũng như giúp các tổ chức đo lường, báo cáo và theo dõi tiến trình về khả năng ảnh hưởng của họ đối với các vấn đề liên quan đến Môi trường, Xã hội, và Quản trị tài chính, thường được gọi là ESG (Environmental, Social, and Governance).
Tiêu chuẩn GRI là gì?
Tiêu chuẩn GRI về Báo cáo phát triển bền vững là một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế được phát hành vào năm 2016, với mục tiêu hỗ trợ các tổ chức báo cáo về hoạt động tài trợ bền vững để đảm bảo tính minh bạch. GRI cung cấp một khuôn khổ để thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu về các khía cạnh xã hội, môi trường và thương mại của một tổ chức.
Tiêu chuẩn GRI hiện tại đang có tất cả 36 Bộ tiêu chuẩn Báo cáo Phát triển Bền vững. Trong đó có 3 bộ Tiêu chuẩn Tổng thể được sử dụng cho toàn bộ tổ chức, 33 bộ tiêu chuẩn còn lại dựa trên theo từng chủ đề bao gồm “Kinh Tế, Môi Trường, Xã Hội” và các tổ chức chỉ lựa chọn các tiêu chuẩn liên quan tới các lĩnh vực trọng yếu mà tổ chức đang hoạt động
Vì sao cần phải sử dụng GRI để hướng tới ESG? Mối liên hệ giữa GRI với ESG như thế nào?
+ Tiêu chuẩn Báo cáo toàn cầu: Tổ chức GRI đã phát triển các tiêu chuẩn GRI toàn cầu về Báo cáo phát triển bền vững. Trong tiêu chuẩn này, GRI đã cung cấp các khung hướng dẫn cho về cách các doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ thu thập, phân tích báo cáo thông tin liên quan tới khía cạnh ESG. Tiêu chuẩn GRI tạo điều kiện cho các tổ chức báo cáo về các chủ đề nổi bật như là phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng và nước cũng như thực hành lao động. Một trong những điều nổi trội của tiêu chuẩn GRI chính là chủ đề trọng yếu, tập trung vào các chủ đề thể hiện sự tác động đáng kể của tổ chức và quan trọng nhất đối với các bên liên quan của tổ chức. Điều này hỗ trợ thực hiện báo cáo phát triển bền vững được thiết kế độc nhất theo từng tổ chức. Vì vậy, tổ chức có thể thực hiện các báo cáo phát triển bền vững và giúp các nhà cổ đông, đầu tư và bên liên quan hiểu rõ được quá trình thực hiện mục tiêu bền vững của tổ chức.
+ Tính minh bạch và Trách nhiệm xã hội: Đối với tính minh bạch, tiêu chuẩn GRI đặt ra những nguyên tắc Báo cáo bao gồm “Xác định nội dung báo cáo và Xác định chất lượng báo cáo”. Những nguyên tắc khuyến khích các tổ chức báo cáo một cách minh bạch nhất về tất cả khía cạnh của hiệu suất bền vững của họ. Ngoài ra, trong tiêu chuẩn GRI yêu cầu công ty phải tiết lộ thông tin về các rủi ro, cơ hội và kế hoạch của tổ chức liên quan tới ESG. Từ đây, báo cáo phát triển bền vững được thể hiện một cách toàn diện về hoạt động của tổ chức.
+ Phân loại và Đánh giá Rủi ro ESG: GRI cung cấp một cách tiếp cận phân loại và đánh giá rủi ro liên quan đến ESG. Bằng cách phân loại theo E (Environment: Môi trường), S (Social: Xã hội) và G (Governance: Quản trị tài chính), tổ chức có thể thu các dữ liệu về các hoạt động và tác động của họ đối với ba khía cạnh trên.
Tiếp theo, tổ chức sẽ xác định các rủi ro và cơ hội dựa trên các phân tích thống kê, đánh giá xu hướng thị trường và sự quan tâm của các bên liên quan. Dựa trên những thông đã phân tích, tổ chức sẽ đánh giá và ước tính các rủi ro và cơ hội đối với hoạt động kinh doanh và hiệu suất tài chính, điều này sẽ giúp xác định mức độ quan trọng của từng vấn đề trong ESG. Sau cùng, tổ chức sẽ phát triển chiến lược để quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội ESG.
Các bài viết liên quan