ISO 14001: 2015 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại, từ đó nhận thức được môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức. Tính đến nay đã có hơn 300.000 công ty trên toàn thế giới đã áp dụng chứng nhận iso 14001.

Ngày 15/09/2015, bản ISO 14001 phiên bản 2015 đã được chính thức công bố và áp dụng. Tất cả chứng nhận ISO 14001:2004 đều sẽ hết hiệu lực vào 14/09/2018, như vậy có nghĩa là trong vòng 3 năm tới những đơn vị nào áp dụng ISO 14001:2004 đều phải cập nhật lên chứng nhận ISO 14001:2015

Quy trình soạn thảo ISO 14001:2015

  • Trong tháng 11 năm 2011, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế tiến hành bỏ phiếu kín cho sửa đổi các tiêu chuẩn này.
  • Trong tháng hai năm 2012 đã được phê duyệt theo tiêu chuẩn ISO mới cơ cấu cấp cao
  • Vào tháng Ba năm 2013, lần đầu tiên Ủy ban Dự thảo CD1 của tiêu chuẩn ISO 14001 đã được xuất bản.
  • Trong tháng 10 năm 2013 của Nhóm công tác WG 5 ở Bogota công bố Dự thảo lần thứ hai Ủy ban CD2 của tiêu chuẩn này. ISO xác nhận rằng nhóm đã bỏ phiếu kín cho giai đoạn khác.
  • Trong tháng năm và tháng sáu được công bố Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS) và trong tháng Chín đến tháng 11 năm 2014 được công bố Dự thảo chính thức tiêu chuẩn quốc tế (FDIS)
  • Tháng 9 năm 2015 công bố và ban hành tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2015

Cấu trúc tiếu chuẩn iso 14001:2015

So với iso 14001 phiên bản 2004 có 20 thuật ngữ và định nghĩa thì iso 14001 phiên bản 2015 có đến 34 thuật ngữ và định nghĩa. Cấu trúc cấp cao với mười mục sau:

  • Scope/ Phạm vi
  • Normative reference/ Tài liệu viện dẫn
  • Terms and definition/ Thuật ngữ và định nghĩa
  • Context of the Organization/Bối cảnh của Tổ chức
  • Leadership/ Lãnh đạo
  • Planning/Kế hoạch
  • Support/ Hỗ trợ
  • Operation/ Điều hành
  • Performance/Evaluation/Đánh giá hiệu suất
  • Improvement/Cải tiến

Mục tiêu chính của việc thay đổi trong iso 14001 phiên bản 2015

  • Sự cam kết trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo đối với yêu cầu bảo vệ môi trường
  • Sự gắn kết môi trường với đường lối chiến lược kinh doanh;
  • Tập trung vào các sáng kiến chủ động trong việc bảo vệ môi trường
  • Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
  • Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc hướng tới xây dựng và xác định tác động môi trường của sản phẩm

​Nguồn: Sưu tầm

Công ty TNHH QMS Việt Nam

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC