ISO 22000:2018 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM (HTQL ATTP)

– YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TRONG CHUỖI THỰC PHẨM

Bối cảnh toàn cầu hóa thương mại mang lại nhiều cơ hội Doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm (Food Supply chain) nhưng cũng làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm do các loại bệnh lây lan qua chuỗi thực phẩm đồng thời làm công tác quản lý ATTP càng trở nên phức tạp hơn. Chính vì vậy phiên bản ISO 2200:2005 được sửa đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý mới.

ISO 22000:2018 được ban hành vào tháng 6 năm 2018 thay thế ISO 22000:2005, các Doanh nghiệp đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2005 có ba năm để chuyển sang phiên bản mới.

Các điểm thay đổi cơ bản của phiên bản ISO 22000: 2018:

  • Áp dụng tiếp cận quá trình (Process Approach):

+ Xác định và quản lý các quá trình trong một hệ thống chung qua đó nâng cao hiệu quả và đạt được các kết quả mong đợi của HTQL ATTP;

+ Chu trình PDCA được áp dụng ở 2 cấp và có mối tương quan mật thiết với nhau: (1). tạo khung nền tảng cho hệ thống quản lý (Chương 4, 7, 9) và (2). Tích hợp trong các quá trình vận hành (Chương 8);

  • Tư duy quản lý dựa vào rủi ro (Risk based management)

+ Doanh nghiệp nhận diện các yếu tố gây ảnh hưởng đến HTQL ATTP, đưa ra kế hoạch kiểm soát nhằm ngăn ngừa hay giảm thiểu (Chương 6)

+ Việc quản lý dựa vào rủi ro được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu) được liên kết chặt chẽ với Codex Alimentarius (Chương 8). Đó là các giải pháp cần thiết để ngăn ngừa các mối nguy hay giảm thiểu mối nguy đến mức chấp nhận được, giảm thiểu nâng cao khả năng kiểm soát các nguy cơ về ATTP;

  • Được xây dựng theo cấu trúc cấp cao (High level struture):

+Là cấu trúc chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO phiên bản mới

+ Giúp các tổ chức kết hợp, tích hợp ISO 22000 dễ dàng hơn với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001…;

(Nguồn: www.iso.org)

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC