ISO 3834 – CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM
Đối với các nước châu Âu, yếu tố an toàn cho sản phẩm bao giờ cũng phải được đặt lên cao nhất khi thiết kế, chế tạo sản phẩm. Hiện tại, nếu như doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nếu như muốn cạnh tranh xuất khẩu kết cấu thép sang thị trường khó tính này cần phải có chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn EN 1090-1 và để đạt được chứng nhận đó thì đầu tiên doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 3834 – ‘Yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại’
Riêng với đặc thù của ngành cơ khí, nhất là thép kết cấu thì có đến 90% sản phẩm liên quan đến quá trình hàn nóng chảy kim loại. Chất lượng hàn được tạo ra bởi chính quá trình hàn chứ không phải do quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, kiểm tra cung cấp độ tin cậy của sản phẩm, nhưng không thể cải thiện được chất lượng. Quá trình hàn yêu cầu phải kiểm soát một cách liên tục và / hoặc tuân thủ các quy trình đã được văn bản hóa. Trên cơ sở này, Bộ tiêu chuẩn ISO 3834 và các tiêu chuẩn có liên quan đã được xây dựng trong hoạt động quản lý chất lượng hànỞ Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 3834 đã được dịch và chấp nhận làm tiêu chuẩn quốc gia từ năm 2005 với số hiệu là TCVN 7506:2011 (hoàn toàn tương đương với ISO 3834:2005).
Bộ tiêu chuẩn ISO 3834 quy định ba mức độ khác nhau của các yêu cầu chất lượng:
– ISO 3834-2 Yêu cầu chất lượng toàn diện
– ISO 3834-3 Yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn
– ISO 3834-4 Yêu cầu chất lượng cơ bản.
Hướng dẫn lựa chọn mức độ yêu cầu về chất lượng được đưa ra trong tiêu chuẩn ISO 3834-1. Tiêu chuẩn ISO 3834-5 quy định cụ thể các tài liệu và các tiêu chuẩn cần thiết để phù hợp với các yêu cầu quy định trong ISO 3834-2, 3, hoặc 4.
Lợi ích khi áp dụng ISO 3834
Điều đầu tiên là sự đánh giá cao và sự tin tưởng của khách hàng vào năng lực của doanh nghiệp. Do đó làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế. Thứ đến, để đáp ứng điều kiện của tiêu chuẩn, nhân sự trong doanh nghiệp cũng cần phải được đào tạo bài bản thế nên trình độ của nhân sự tăng lên đồng nghĩa với nó là sự chuyên nghiệp và năng suất lao động cũng được cải thiện.
Lợi ích kinh tế của ISO 3834 mang lại cũng không hề nhỏ khi mà bộ máy làm việc được chuẩn hóa giúp hạn chế tối đa những sai hỏng trong sản xuất. Công tác quản lý, điều hành của doanh nghiệp cũng được tối ưu hóa.
Các bước thực hiện xây dựng và áp dụng ISO 3834
B1: Khảo sát đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, từ đó lập kế hoạch để triển khai cho doanh nghiệp.
B2: Triển khai các khóa đào tạo: Đào tạo nhận thức, đào tạo xây dựng văn bản, đào tạo đánh giá viên nội bộ cho doanh nghiệp.
B3: Xây dựng hệ thống văn bản phù hợp với mô hình của doanh nghiệp
B4: Áp dụng tiêu chuẩn ISO 3834 vào doanh nghiệp, vận hành để tìm ra những điểm không phù hợp và đưa ra biện pháp khắc phục.
B5: Hướng dẫn đánh giá nội bộ
B6: Xin cấp chứng chỉ từ tổ chức chứng nhận
Để áp dụng ISO 3834 vào doanh nghiệp, ngoài vấn đề về thời gian cần phải có sự quyết tâm cao của lãnh đạo và toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp.
Nguồn: Sưu tầm
Công ty TNHH QMS Việt Nam