NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG: HOẠCH ĐỊNH TRONG ISO 9001:2015
Năng suất chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp sẽ được cải tiến và nâng cao nhờ việc chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ra đời đúng thời điểm đáp ứng được các thay đổi to lớn về công nghệ , đa dạng kinh doanh và thương mại toàn cầu. Phiên bản này sẽ trở thành tiêu chuẩn hiệu lực, dễ sử dụng và chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng.
Hoạch định trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 là 1 trong những yếu tố cần thiết giúp cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng cho tổ chức, đề tài, doanh nghiệp .
Hoạch định là hành động giải quyết rủi ro và cơ hội. Khi hoạch định hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức phải xem xét các vấn đề được đề về tổ chức và bối cảnh tổ chức; hiểu nhu cầu mong đợi của các bên quan tâm và xác định các rủi ro cũng như cơ hội cần phải được giải quyết. Cung cấp sự bảo đảm rằng hệ thống quản lý chất lượng có thể đạt được (các) kết quả như dự kiến; nâng cao các tác động mong muốn; ngăn ngừa, hoặc giảm các tác động không mong muốn; đạt được sự cải tiến.
Tổ chức phải hoạch định: các hành động để giải quyết các rủi ro và cơ hội; làm thế nào để tích hợp và thực hiện các hành động vào trong các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức; đánh giá hiệu lực của các hành động này.
Các hành động được thực hiện để giải quyết các rủi ro và cơ hội phải tương xứng với tác động tiềm ẩn đến sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ. Các lựa chọn để giải quyết những rủi ro và cơ hội có thể bao gồm việc tránh rủi ro, chấp nhận rủi ro để theo đuổi một cơ hội, loại bỏ các nguồn rủi ro, thay đổi khả năng hoặc hậu quả, chia sẻ rủi ro, hoặc giữ lại rủi ro bằng các quyết định khi đã có thông tin .
Các cơ hội có thể dẫn đến việc chấp nhận các thức thực hành mới, tung ra các sản phẩm mới, mở rộng thị trường mới, tiếp cận các khách hàng mới, xây dựng quan hệ đối tác, sử dụng công nghệ mới và các khả năng mong muốn và khả thi để đáp ứng nhu cầu của tổ chức hoặc khách hàng của tổ chức.
Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu tổ chức phải thiết lập các mục tiêu chất lượng tại các cấp, bộ phận chức năng và các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng.
Mục tiêu chất lượng phải nhất quán với chính sách chất lượng; đo lường được; có tính đến các yêu cầu có thể áp dụng; liên quan đến sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng; được giám sát; được truyền đạt; được cập nhật khi thích hợp. Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về các mục tiêu chất lượng.
Khi hoạch định cách thức đạt được các mục tiêu chất lượng của tổ chức, tổ chức phải xác định: cái gì sẽ được thực hiện; những nguồn lực nào sẽ được yêu cầu; ai sẽ chịu trách nhiệm; khi nào chúng sẽ được hoàn thành; kết quả sẽ được đánh giá như thế nào.
Hoạch định sự thay đổi khi tổ chức xác định nhu cầu cho các thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng, các thay đổi phải được tiến hành một cách hệ thống và có kế hoạch.
Tổ chức phải xem xét: mục đích của sự thay đổi và các hậu quả tiềm ẩn của sự thay đổi; tính toàn vẹn của hệ thống quản lý chất lượng; sự sẵn có các nguồn lực; việc phân bổ hoặc tái phân bổ trách nhiệm và quyền hạn.
Nguồn: Sưu tầm
Công ty TNHH QMS Việt Nam