NEIL PATEL VÀ 11 TRIẾT LÝ KINH DOANH
Neil Patel là doanh nhân nổi tiếng với vai trò là người đồng sáng lập các công ty phân tích số liệu khách hàng Crazy Egg, Hello Bar và KISS metrics. Anh cũng đã giúp nhiều công ty như Amazon, NBC, GM, HP và Viacom tăng trưởng doanh thu. Để có được thành công này, Patel đặt ra cho mình cách sống tối giản – không nhà, không xe và đặt biệt là những triết lý kinh doanh cho chính bản thân nhằm tạo ra những giá trị riêng cho bản thân và tổ chức của mình.
Triết lý kinh doanh là gì? Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp hướng đến trong suốt quá trình làm việc. Đây được xem như một lời tuyên bố sứ mệnh hoặc thể hiện tầm nhìn của công ty. Triết lý kinh doanh giải thích các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và mục đích của nó. Triết lý kinh doanh cũng phác thảo các giá trị quan trọng đối với doanh nghiệp.
1. Đừng đổ lỗi, hãy tích cực cải thiện
Trong bất kì mỗi doanh nghiệp, mỗi công việc đều sẽ xảy ra nhiều trường hợp tình huống xảy ra không theo ý muốn, như việc mất dự báo doanh thu, tung ra sản phẩm không đúng thời gian hay thậm chí bị kiện vì những điều nhỏ nhặt vô lý.
Theo số đông, con người hay tìm ra những nguyên nhân để đổ lỗi cho tại sao mọi thứ không đi theo đúng kế hoạch; nhưng điều đó sẽ không làm cá nhân tốt hơn chút nào vì nó gần như hoàn toàn không giúp giải quyết được vấn đề đang xảy ra.
Vì thế, thay vì đổ lỗi, hãy tập trung giải quyết, khắc phục vấn đề. Có thể kết quả sẽ không khắc phục được ngay lập tức nhưng điều quan trọng là cá nhân đã và đang cố gắng cải thiện thì cuối cùng vẫn sẽ đạt đuợc kết quả mong muốn.
2. Không dừng lại khi bạn mệt mỏi, chỉ dừng lại khi bạn hoàn thành công việc
Bất kì ai cũng sẽ trãi qua những đoạn thời gian mệt mỏi khi phải làm viêc, đặc biệt là công việc quá nhiều, chiếm dụng quá nhiều thời gian trong ngày hoặc khi công việc trở nên tồi tệ. Nhưng điều đã giúp các doanh nhân thành công đó chính là “không bỏ cuộc”.
Những doanh nhân thành công họ không quan trọng đã làm việc bao nhiêu giờ trong một ngày hay cảm giác mệt mỏi của bản thân. Điều họ quan tâm đó là “không được dừng lại khi những việc cần thiết chưa hòan thành xong”. Thời điểm dừng lại cũng chính là thời điểm thất bại; chỉ cần cố gắng tiếp tục hành động tiến về phía trước, cuối cùng chắc chắn sẽ đi được đến đích.
3. Chân thật là món qùa đắt tiền, đừng mong chờ nó từ những người rẻ tiền.
Theo Patel: “Không phải tất cả những lời khuyên đều giống nhau, một số người sẽ đưa cho bạn những lời khuyên tốt hơn người khác”. Vì thế để có được lời khuyên tốt nhất, điều cần thiết là phải tìm lời khuyên và phản hồi từ những người khác. Lời khuyên tốt nhất luôn luôn là sự thật; tuy nhiên, sự thật lại rất dễ gây tổn thương, mất lòng, nhưng nó sẽ giúp người tiếp nhận tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
4. Làm việc chăm chỉ trong im lặng và tiếp tục thành công của bạn với chính mình
Khi thành công và kiếm được nhiều tiền hơn, con người sẽ có xu hướng muốn thể hiện sự thành công của mình bằng cách nói về sự thành công đó,bên cạnh đó là thể hiện khả năng của mình bằng cách mua thật nhiều đồ đắt tiền.
Nhưng, chính những hành vi đó lại khiến con người mắc như thói quen xấu như mua sắm vật dụng không cần thiết, và nói quá nhiều về bản thân khiến những người xung quanh xa lánh, tiêu cực vì cho rằng cá nhân quá cao ngạo, và đó điều kiện tạo ra những “kẻ thù” thay bị bạn.
Điều nên làm là, đừng nên nói quá nhiều với mọi người về sự thành công, tập trung vào công việc, giữ kín miệng vì điều cuối cùng cần thiết là cạnh tranh.
5. Không bị chệch hướng bởi những người không đi đúng hướng
Thật dễ dàng bị nhầm hướng đi, đặc biệt là dưới sự tác động của nhũng người khác. Nếu không tập trung vào mô hình kinh doanh cốt lõi sẽ rất dễ dàng bị quay trong cái vòng luẩn quẩn và không nhận được 1 kết quả nào hết.
Một trong những cách tốt nhất để tránh điều này là đừng cho những người không có cùng tư tưởng ảnh thưởng tới những quyết định kinh doanh; và nếu muốn làm tốt, điều cần làm là kết nối với những người có cùng chí hướng, khi đứng cạnh những người có cùng chí hướng và thành công, người quyết định sẽ ít bị đi nhầm hướng và ra quyết định nhanh chóng hơn.
6. Đằng sau những người thành công là rất nhiều thất bại
Để có được thành công,người ta phải đi qua thất bại. Patel chia sẻ: “Khi mọi người nhìn vào những gì tôi đã đạt được, rất nhiều lần họ nghĩ rằng tôi đã thực hiện được nó chỉ trong vài năm. Nhưng họ quên một điều rằng tôi đã là một doanh nhân trong 10 năm. Và trong giai đoạn 10 năm đó, tôi đã mất hàng triệu đô la và mắc rất nhiều sai lầm. Đồng thời dành rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp của tôi”.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp không thành công với lần khởi nghiệp đầu tiên của họ và rất nhiều người thất bại trước khi họ thành công. Vì vậy, quan trọng là người doanh nhân vẫn cố gắng đi về phía trước với một tinh thần doanh nhân, tỉ lệ thành công của sẽ tăng dần theo thời gian.
7. Hãy sống theo cách mà nếu có ai nói xấu bạn, sẽ không có ai tin điều đó.
Các doanh nghiệp có thể đến và đi, nhưng 1 điều quan trọng cần phải bảo vệ nhiều hơn bất cứ thứ gì đó chính là danh tiếng của mình. Danh tiếng có thể ảnh hướng tới bất kì dự án kinh doanh mới nào hoặc một công việc đang lên để hoach thực hiện sau này. Hãy đối xử với danh tiếng như thể nó quí hơn vàng. Luôn giúp đỡ và không bao giờ nói xấu về người khác. Sống tốt và hữu ích sẽ không ai tin nếu có người nói xấu về bạn.
8. Đôi khi bạn theo đuổi giấc mơ của mình nó cũng mở ra cánh cửa cho những người khác theo đuổi giấc mơ của họ.
Để trở thành doanh nhân không chỉ có mỗi bạn, bạn sẽ luôn cần đến sự giúp đỡ từ những người khác; hãy chắc không quên những người đã giúp đỡ để ước mơ đạt được hiện thực.
Để đền đáp và thể hiện sự tôn trọng của mình đối với những người giúp đỡ này, hãy tìm ra mục tiêu và giấc mơ của họ và sau đó giúp họ hòan thành chúng.
“Đối tác kinh doanh của tôi và tôi liên tục giúp tất cả các thành viên trong nhóm của chúng tôi đạt được ước mơ của họ trong muời năm qua và điều này đã giúp chúng tôi giữ lại hầu hết các thành viên giá trị trong nhóm chúng tôi. Điều này rất quan trọng bởi vì thực sự rất khó để tìm ra một tài năng tốt, vì thế bạn hãy quan tâm tới họ” Theo Patel.
9. Bạn đang vật lộn một cách khó khăn không có nghĩa là bạn thất bại
Mỗi thành công lớn đòi hỏi một số đấu tranh vất vả. Không có gì đáng giá là dễ dàng cả, vì thế đừng mong đợi sự nghiệp kinh doanh của bạn dễ dàng.
Điều bắt buộc là sẽ phải làm việc chăm chỉ, chiến đấu qua các thời điểm khó khăn và tiếp tục tiến về phía trước. Nếu là doanh nhân một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ khó khăn nào thì ai cũng có thể làm được doanh nhân.
Vì vậy, nếu đang gặp khó khăn, xin đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục tiến về phía trước cho đến khi bạn nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
10. Điều khó khăn nhất là mở ra một cái đầu vời tư duy khép kín
Đôi khi, người doanh nhân sẽ phải gặp những người nhân viên có tư duy khép kín và cảm thấy rằng mình biết mọi thứ; cho dù chính họ là một nhân viên bán hàng giỏi, nhưng chắc chắn rằng rào cản tư duy của họ sẽ chính là điều khó khăn nhất để người doanh nhân trao đổi với người nhân viên này khi họ không muốn nghe nói chuyện.
Vì vậy thay vì lãng phí thời gian, nên để họ ra đi và tìm một người phù hợp. Khi là một doanh nhân, thời gian và tiền bạc sẽ không đủ để dành cho họ. Tốt hơn, hãy tạo cho mình sự ủng hộ, đừng làm phí thời gian với những người đang đóng cửa tư duy của họ.
11. Nếu bạn giúp mọi người có được những gì họ muốn, bạn có thể có được những gì mà bạn muốn.
“Bài học lấy của tôi nhiều thời gian nhất đó là bạn phải giúp đỡ mọi người để đạt được những gì bạn muốn. Kinh doanh là hội tụ các mối quan hệ, bạn không thể cứ yêu cầu mọi người giúp đỡ mà không có trả nợ”- Patel phát biểu.
“Bài học lấy của tôi nhiều thời gian nhất đó là bạn phải giúp đỡ mọi người để đạt được những gì bạn muốn. Kinh doanh là hội tụ các mối quan hệ, bạn không thể cứ yêu cầu mọi người giúp đỡ mà không có trả nợ”- Patel phát biểu.
Nếu cố gắng giúp đỡ mọi người tiến thêm một bước trong sự nghiệp, họ sẽ đi thêm một dặm để cố gắng giúp lại ta, và nếu giúp mọi người mà không vụ lợi, khôg mong chờ bất cứ sự đền đáp, họ sẽ đi thêm mừơi dặm nữa để giúp lại ta.
Nguồn: Sưu tầm
Công ty TNHH QMS Việt Nam