NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO GMP

1. GMP là gì:

GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ dùng trong quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.

2. Ý nghĩa của việc áp dụng GMP

GMP liên quan đến việc quản lý và đảm bảo chất lượng khuyến khích các cơ sở hoạt động trong ngành sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản loại trừ và giảm thiểu các sai sót, lẫn tạp chất và nhiễm bẩn. Nhờ đó, người tiêu dùng được bảo vệ khỏi việc mua phải sản phẩm không có tác dụng, thậm chí nguy hiểm.

3. Yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước:

3.1. Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm

Khoản 4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3.2. Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 4/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030

Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (Thực hành sản xuất tốt), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 30%; khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này.

+ Đến năm 2020: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 80%; 70% cơ sở chế biến nông sản, 100% cơ sở chế biến thủy sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, GHP (Thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm; 80% cảng cá, tàu cá từ 90 mã lực trở lên, cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ chế biến thủy sản, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP (Quy phạm vệ sinh chuẩn); 100% tỉnh, thành phố phê duyệt và triển khai quy hoạch và đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tượng rau, chè, thịt và thủy sản tiêu thụ nội địa); 100% vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp; 80% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hóa chất độc hại; 60% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng VietGAP (Quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

3.3. Quyết định số 4705/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030 tại thành phố Đà Nẵng

Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (Thực hành sản xuất tốt), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 40%; khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này.

+ Đến năm 2020: Tiếp tục duy trì tỷ lệ 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 90%; 80% cơ sở chế biến nông sản, 100% cơ sở chế biến thủy sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, GHP (Thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm; 90% cảng cá, tàu cá từ 50 mã lực trở lên, cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ chế biến thủy sản, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP (Quy phạm vệ sinh chuẩn); 90% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hoá chất độc hại; 70% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng VietGAP (Quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

4.GMP hỗ trợ bạn như thế nào

GMP giúp cho tổ chức:

– Có phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống và đầy đủ;

– Giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh

– Giảm các chi phí, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm

– Lợi thế về tín nhiệm đối với người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh thị trường và hiệu quả sản xuất

– Lợi ích khuyến khích từ phía Chính phủ, ngành.

5.GMP hữu ích khi nào

Khi các doanh nghiệp mong muốn sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu dùng, vệ sinh an toàn và hiệu quả sử dụng;

6.Ai nhận được lợi ích

Những lợi ích bổ trợ có thể có.

– Đối với các nhà sản xuất:GMP yêu cầu quản lý theo cách tiếp cận chất lượng, do vậy giúp cho các công ty giảm thiểu hoặc loại bỏ trường hợp nhiễm bệnh,và các lỗi trong quá trình sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm.

– Đối với khách hàng:GMP giúp bảo vệ người tiêu dùng không mua phải các sản phẩm không tốt thậm chí còn gây nguy hiểm.

Nguồn: Sưu tầm

Công ty TNHH QMS Việt Nam

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC