NHỮNG NGUYÊN TẮC KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT

Đất nước Nhật Bản vốn nổi tiếng và nhạn được sự tôn trọng từ các nước trên toàn câu đều nhờ vào các doanh nghiệp siêu cường từ Nhật vươn xa ra thế giới. Tiêu biểu như Samsung, Toyota, Honda,… Sự phát triển bền vững và lớn mạnh này của các doanh nghiệp đều dựa trên những phương thức đột phá trong kinh doanh với những bí quyết rất riêng biệt.

Khách hàng là Nhân tố quan trọng nhất – “Thượng đế”

Bất cứ nơi đâu trên đất nước Nhật, khách hàng đều được coi trọng bởi họ tạo nên phần lớn doanh thu của mọi doanh nghiệp, họ là yếu tố để đánh giá sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp; và hành động cúi chào khách hàng là điều phổ biến trong nền văn hóa doanh nghiệp của quốc gia này.

Ở Nhật, câu thành ngữ “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” được hiểu là muốn thành công và đến đích, bạn cần phải biết ơn và thể hiện sự tôn trọng

 

Khách hàng luôn là điều bất kỳ người kinh doanh nào cũng nghĩ tới và hiểu được tầm quan trọng dẫn đến việc thành công hay thất bại đều là do yếu tố này quyết định. Nhưng thực sự coi trọng tầm quan trọng của khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo nhất chính là những doanh nhân Nhật Bản. Tại Nhật, người mua hàng có thể  mua hàng ở bất cứ đâu và vào bất kỳ lúc nào, ngay cả khi không đủ tiền vẫn có thể trả góp, có người đưa đến tận nhà. Trong trường hợp không biết sử dụng sản phẩm chỉ cần gọi điện đến cửa hàng ngay lập tức sẽ có nhân viên đến tận nơi để hướng dẫn cách sử dụng.

Doanh nhân Nhật quan niệm rằng người bán hàng phải đứng trên lập trường của người mua hàng mới hiểu được mong muốn của khách hàng, luôn suy nghĩ lợi ích cho khách hàng của mình thì tự nhiên sẽ nhận lại được sự tin tưởng và trọng dùng từ họ.

Người sáng lập công ty khóa kéo YKK Yoshida Tadao từng nói:”Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì doanh nghiệp không thể làm ăn phát đạt. Muốn có lợi trước hết ta phải gieo mầm thiện cho người cái thiện, sau đó cái thiện sẽ báo đáp ta”.

Dùng “tâm” để làm việc

Khi làm bất kỳ công việc gì, người Nhật luôn toàn tâm toàn ý, đề cao trách nhiệm cá nhân vào công việc. Và đây cũng là phương châm của rất nhiều công ty Nhật Bản, thậm chí các công ty này còn viết nó vào quy định của mình.

Bằng chứng rõ ràng nhất là công ty Honda. Năm 1967, trong “làn sóng khiếm khuyết xe hơi” xảy ra ở Mỹ, vì tính mạng người tiêu dùng Honda đã chủ động khai báo khiếm khuyết hành động này đã khiến người Mỹ rất khâm phục. Với nguyên tắc “tất cả suy nghĩ cho khách hàng” Honda đã chấp nhận mạo hiểm mặc dù có nguy cơ phải đóng cửa. Trong số tất cả các nhà sản xuất xe hơi, Honda là hãng đầu tiên khai báo với chính phủ Mỹ về các khiếm khuyết tồn tại ở dòng xe CT2000 của mình.

Tạo ra hàng hóa tốt với mức giá rẻ nhất

Quan niệm kinh doanh là tạo ra những hàng hóa với chất lượng cao, mức giá thấp chính là phương châm hàng đầu của các nhà kinh doanh của Nhật. Từ đây, Nhật Bản được ví như một thiên đường của các loại hàng hiệu và hàng cao cấp.

Với sự phát triển thị trường không ngừng, cùng nhu cầu biến đổi của khách hàng, các doanh nghiệp Nhật đã luôn không ngừng cố gắng phát triển sản phẩm của mình theo nhu cầu khách hàng; nhưng song hành sự phát triển đó là giữ vững chân lý “Hàng hóa phải tốt khi giá rẻ”. Doanh nhân Nhật lấy thị trường làm trung tâm, tìm tất cả mọi cách để hiểu và cung cấp hàng hóa tốt nhất đến với khách hàng.

Ví dụ điển hình như thị trường xe hơi và đồ điện gia dụng của Nhật phát triển muộn hơn so với các nước Châu Âu nhưng lại có chất lượng và giá thành rẻ hơn rất nhiều, và còn áp đảo sảm phẩm cùng loại của nhiều nước tiên phong trên thị trường quốc tế. Bí quyết của người Nhật là hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện và kỹ năng quản lý giá thành độc đáo.

Lắng nghe khách hàng của mình

Song hành với “Khách hàng là thượng đế”, doanh nghiệp Nhật còn giũ vững quan niệm, ý kiến khách hàng và cư xử với khách hàng một cách tôn trọng, đúng mực là vô cùng thiết yếu.

Mọi giao dịch của người Nhật đều kết thúc với cái cúi đầu lịch sự. Trong mắt doanh nhân Nhật Bản, khái niệm “dịch vụ” không chỉ có nghĩa là tạo sự tiện lợi cho khách hàng mà còn có nghĩa là có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng một cách công bằng, nhanh chóng và không hề miễn cưỡng. Khi mà đối với họ khách hàng là thượng đế , được hướng dẫn và hỗ trợ hết sức mình. Đó là 1 tính cách đáng học hỏi từ người Nhật.

Luôn coi trọng chữ “Tín”

Với người Nhật, chữ tín trong kinh doanh và lòng tin trong những cư xử xã hội luôn được đề cao. Chữ tín chính là đặc điểm nổi bật của con người Nhật Bản và đơn nhiên là của những nhà kinh doanh Nhật. Dù làm bất  kỳ việc gì từ việc nhỏ nhất họ cũng luôn giữ chữ tín, luôn tuân thủ nguyên tắc và lời hứa với đối tác. Chính điều này đã mang lại sự thành công rất lớn cho người Nhật.

Tôn trọng các lễ nghi

Đầu tiên là trong cách ăn nói, người Nhật luôn làm hài lòng người đối diện qua lời nói, họ không bao giờ chê bai hay bình phẩm người đối diện.

Thứ hai là quan trọng các nghi lễ khi đưa danh thiếp cho khách hàng hay đối tác. Nếu làm sai việc này sẽ có thể bị cho là hành động xúc phạm tới đối tác, khách hàng.

Thứ ba, luôn cuối đầu chào.

Thứ tư, phong cách giao tiếp kinh doanh tôn trọng. Đây là đểm khác biệt lớn của người Mỹ và Nhật. Trong khi người Mỹ luôn được biết đến có khí chất thẳng thắn và luôn đi thẳng vào vấn đề. Thì người Nhật lại hoàn toàn đối lập. Người Nhật thường không trực tiếp nói “không” nếu muốn từ chối. Yuko Morimoto – một chuyên gia tư vấn về văn hoá giao tiếp nói: “Người Nhật luôn cảm thấy khiếm nhã khi nói: “Tôi không thích sản phẩm này”. Vì vậy, họ sẽ nói: ‘Tôi thích, oh, đây là một ý tưởng khá thú vị, hãy để chúng tôi suy nghĩ về nó”.

Thứ năm, khó khăn khi phải chấp nhận rủi ro. Họ luôn cần sự chắc chắn và nhất trí đồng lòng của cả tổ chức. Vì vậy, họ phải tốn thời gian để đảm bảo chắc chắn mọi thành viên trong hội đồng quản trị biết và đồng tình để ra quyết định.

Nhìn chung, với đa số người Nhật, đây đều là những quy tắc hết sức đơn giản. Tuy nhiên với người nước ngoài, nó thật sự là những vấn đề phức tạp. Donna Childs – nhà sáng lập công ty tư vấn Prisere chia sẻ thêm rằng: “Tại Nhật Bản, bạn có thể nói về mọi thứ liên quan tới kinh doanh và thậm chí đây là điều rất được khuyến khích. Bạn cũng nên thể hiện sự thích thú đối với công ty của đối tác phía Nhật. Như vậy, họ mới đánh giá bạn là người thành thật và quan tâm tới công ty của họ”.

Nguồn: Sưu tầm

Công ty TNHH QMS Việt Nam

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC