NHỮNG NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG
TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Trong các nguồn lực quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng nhất cho phát triển của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự là gì?
Trong các nguồn lực quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng nhất cho phát triển của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Quản lý nhân sự là gì hay quản lý nguồn nhân lực là gì, là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự là gì quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.
Những nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhân sự
1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh làm nền tảng
Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp riêng giúp người quản lý hay tuyển dụng dễ dàng itmf kiếm những con người có tính cách công việc phù hợp với tập thể và giảm mâu thuẫn hơn; ngoài ra, văn hóa này giúp tất cả mọi người làm việc, cư xử, hành động với cùng một cách thức chung nào dó, giúp mọi việc được giải quyết nhanh chóng, trôi chảy.
Điều quan trọng là lựa chọn văn hóa doanh nghiệp như thế nào là phù hợp, và được mọi người chấp nhận.
2. Tôn trọng các cấp
Sự tôn trọng này được thể hiện thông qua việc mọi người cùng một tổ chức luôn thể hiện sự tôn trọng với nhau, không phân biệt cấp bậc, tuổi tác, kinh nghiệm trong công ty. Xây dựng kế hoạch công việc rõ ràng, đúng trách nhiệm và hành động đúng nhiệm vụ, tôn trọng tập thể, các nhân viên giúp các công việc được diễn ra trôi chảy hơn. Đặc biệt, người quản lý phải luôn tỏ thái độ tôn trọng của mình với cấp dưới,với người cao tuổi hơn, có kinh nghiệm làm việc với công ty lâu năm hơn, sẽ nhận được sự tôn trọng và trung thành của nhân viên hơn.
Điều quan trọng nhất, sự tôn trọng này sẽ giúp gắn kết tập thể lại với nhau, và nó sẽ giúp tạo nên sự đoàn kết, chia sẻ công việc, giúp đỡ nhau và trách nhiệm cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung.
3. Ưu tiên vào tuyển dụng đúng nhân sự
Nhà quản lý nhân sự có tầm nhìn chiến lược sẽ ưu tiên vào tuyển dụng (hoặc xây dựng tiêu chí tuyển dụng) các ứng cử viên có tình yêu dành cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Sự nhiệt tình luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công. Người nhân viên nhiệt tình, tận tâm sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng thực sự, khác với cách làm việc máy móc thường thấy ở các doanh nghiệp.
Không chỉ yêu sản phẩm của công ty, nhà quản lý nhân sự tài năng là người có thể nhận ra tình yêu của ứng viên với văn hóa, phong cách làm việc của doanh nghiệp từ khâu tuyển dụng. Thậm chí nhà quản lý cũng chính là người truyền cảm hứng, tình yêu đó cho nhân viên, mang lại chất hồ keo kết dính họ với doanh nghiệp, từ đó cống hiến nhiều hơn và đem lại lợi ích nhiều nhất có thể cho tập thể chung.
4. Đặt ra những kỳ vọng rõ ràng; linh hoạt thay đổi mục tiêu và cách quản lý theo từng giai đoạn
Điều quan trọng, người quản lý cần lên kế hoạch rõ ràng với mục tiêu định lượng và lịch trình cụ thể để nhân viên nắm bắt một cách chi tiết nhất những công việc cần thực hiện.
Để kiểm soát và đánh giá đúng khả năng nhân sự, người quản lý nên yêu cầu báo cáo cập nhật đều đặn, ngắn hạn và dài hạn như 1 tuần& 1 tháng & 1 quý. Hãy xem lại những công việc của nhân viên và so sánh đánh giá với những yêu cầu ban đầu. Hãy đưa ra những đánh giá và phản hồi cho nhân viên biết về những tiến bộ, thiếu hụt của nhân viên; nên có một quy trình chính thức để xem xét hiệu suất làm việc của họ để tăng tính công bằng và rõ ràng trong đánh giá.
Sau những đánh giá, người quản lý cần dành thời gian để phân tích và lập các định hướng ohats triển phát triển thay đổi mới. Ngoài ra thay đổi và luôn linh hoạt trong cách quản lý nhân sự hiệu quả.
Hãy đưa ra những đánh giá và phản hồi cho nhân viên biết về những tiến bộ, thiếu hụt của nhân viên; nên có một quy trình chính thức để xem xét hiệu suất làm việc của họ để tăng tính công bằng và rõ ràng trong đánh giá.
5. Thường xuyên theo dõi công việc của họ
Hãy thiết lập những hệ thống để theo dõi nhân viên. Để tạo nên sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ luật lệ cho các nhóm nhân sự, người quản lý cần cho họ sự linh động mà họ cần, nhưng đừng để họ hoàn toàn “tự tung tự tác”. Người quản lý có thể yêu cầu họ thông báo lại số giờ làm việc, nếu họ đang được trả lương theo giờ. Bằng cách dùng một phần mềm theo dõi thời gian, bạn có thể biết được họ có thật sự làm việc trong những giờ này không, hay là dùng thời gian ấy để lướt net.
Yêu cầu thiết yếu đối với nhân viên là yêu cầu họ luôn hoàn thành công việc đúng thời; trong trường hợp, người nhân viên không thể hoàn thành công việc, họ phải thông báo các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ và phải được xử lý ngay từ đầu. Bên cạnh đó, nhà quản lý phải thật khắc khe trong việc xác định thời hạn hoàn thành công việc và, bằng mọi cách, đảm bảo người nhân viên hoàn thành công việc đúng hạn. Cách làm này giúp nhân viên phát huy tối đa nguồn lực và không bị xao nhãng trong trình làm việc.
Tuy nhiên, không được ép nhân viên chạy đua khốc liệt theo đối thủ cạnh tranh; cần hiểu rằng, nhân viên cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đi đúng định hướng và mục tiêu riêng của công ty chính là đóng góp giúp chạy đua với đối thủ một cách bền vững nhất.
6. Làm cho họ cảm thấy họ là một phần của công ty
Xây dựng một cơ chế chăm sóc nhân viên tốt, hướng nhân viên đến một sự cân bằng giữa chăm chỉ làm việc và sự hoàn hảo trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chính sách phúc lợi bao gồm những đãi ngộ sức khỏe hay các kỳ nghỉ đầy hứng thú là điều cần làm cho nhân viên, cuối cùng là nên quan tâm đến điều kiện làm việc vì đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Hãy thường xuyên gửi cho những nhân viên làm việc các bản tin thường kỳ về những gì đang diễn ra trong công ty. Hãy cho họ thấy rằng họ luôn được tôn trọng, có quyền được biết mọi thông tin của công ty và công ty quan tâm đến họ.
Hãy thiết lập mối quan hệ gần gũi với họ và cố gắng tìm hiểu họ về cuộc sống cá nhân; hãy gửi quà cho họ vào những dịp lễ và tổ chức ccs cuộc họp mặt với các nhân viên nhằm tạo nên sự gần gũi với nhân viên.
7. Yêu cầu nhân viên luôn linh hoạt để vượt trội
Với cách quản lý nhân sự là để cho nhân viên tự làm, tự học hỏi và trau dồi, người quản lý sẽ tạo được một môi trường làm việc lành mạnh, năng động, không ngừng phát triển. Đây chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho doanh nghiệp.
Cho phép nhân viên được tự do để tự xây dựng và đưa ra ý tưởng. Khi một nhân viên phát hiện ra một sai sót, một điểm chưa thỏa mãn, một rủi ro, người nhân viên đó sẽ được tự do nghiên cứu, cải tạo, sửa chữa và xây dựng giải pháp tốt nhất, giảm bớt các yếu tố thủ tục rườm rà để nhân viên có đủ tinh thần và sự sẵn sàng thể hiện hết khả năng của mình. Nhờ vào đó, nhân viên ở mọi vị trí đều được tự do thỏa sức sáng tạo và kết quả là người quản lý sẽ nhìn nhận được đúng khả năng của họ, nhận được sự trung thành và kết quả công việc tốt nhất.
Người quản lý còn có thể không ngừng tạo ra những thách thức cho nhân viên để phát triển họ; cụ thể là giao cho nhân viên những nhiệm vụ khó khăn hơn so với năng lực của bản thân và họ thường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, điều này sẽ giúp nhân viên giỏi hơn từng ngày. Tuy nhiên, người quản lý cần lưu ý là phải hiểu rõ năng lực và tiềm năng của từng nhân viên, sau đó cho họ những việc khó khăn hơn những gì họ nghĩ mình sẽ làm được. Cách làm này không chỉ giúp các cá nhân phát triển bản thân mà còn giúp nâng cao hiệu quả công việc và tối ưu hóa thành quả chung của tập thể.
8. Tạo cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ nhân viên
Môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên sẽ tạo ra động lực lớn cho các nhân viên, họ sẽ không ngừng phấn đấu, giành lấy những cơ hội cho mình bằng sự phát triển của cá nhân. Theo ông Kun Hee (Chủ tịch tập đoàn Sam Sung) hiểu được tác dụng của sự cạnh tranh công bằng đối với động lực phấn đấu của mỗi nhân viên. Chính vì vậy, ông quản lý nhân sự bằng cách là sa thải 5 – 10% nhân sự không thể thay đổi hiệu quả trong công việc, giáng chức 25 – 30% nhân viên và chỉ 5 -10% nhân viên xuất sắc mới được tiếp tục bồi dưỡng để trở thành lãnh đạo cấp cao. Chính điều này đã làm nên sự thay đổi nhân sự với tốc độ chóng mặt ở các vị trí lãnh đạo cấp cao tại Samsung.
9. Đào tạo nhân viên thường xuyên để không ngừng phát triển
Để nhân viên có thể luôn linh hoạt để vượt trội, doanh nghiệp và người quản lý phải luôn đặt vấn đề đào tạo nhân viên lên hàng đầu. Có nhiều nội dung cần đào tạo nhân viên như: đào tạo chuyên môn, đào tạo kĩ năng,… và bằng nhiều hình thức như đào tạo tập trung tất cả các nhân viên, đào tạo theo phòng ban, đào tạo cá nhân, đào tạo tại văn phòng, đào tạo theo các trường chuyên đào tạo, gửi đi học ở nước ngoài, đào tạo ngoài trời,…
Như tại SamSung, những nhân viên làm việc lâu năm hoặc có thâm niên ít nhất 3 năm, phải đi vòng quanh thế giới trong 1 năm để học hỏi và trải nghiệm môi trường làm việc mới. Những nhân viên này sẽ được học hỏi về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa tại các vùng miền, quốc gia mới. Điều này đã giúp Samsung có đội ngũ nhân viên vô cùng linh hoạt và thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh. Samsung đã dần đào tạo được một đội ngũ nhân sự vô cùng tinh nhuệ và mang tầm quốc tế, ít có tập đoàn nào có thể bắt kịp.
10. Đặt niềm tin vào đội ngũ nhân viên của mình.
Để các nhân viên luôn phải đạt được các mục tiêu cần thiết, người quản lý cũng cần chú trọng đến một số yếu tố con người trong đội ngũ, đề cao vai trò và tuyệt đối tin tưởng nhóm nhân viên kì cựu, những người có kiến thức quản lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Người quản lý có thể thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến và quan tâm đến cách quản lý nhân sự của những người quản lý cấp trung bên dưới.
11. Tăng cường giao tiếp với cấp dưới
Coi trọng việc giao tiếp là điều cần thiết. Khi công nghệ phát triển, con người có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau hơn bằng việc ứng dụng công nghệ vào giao tiếp giữa người quản lý và nhân viên cũng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn. Việc giao tiếp giúp nhà quản trị chia sẻ và nắm bắt công việc tốt hơn, đặc biệt là quản lý từ xa.
12. Hãy khuyến khích sự cộng tác
Hãy sử dụng một hệ thống quản lý tài liệu cho việc chia sẻ tài liệu và file. Các công cụ như Google Drive và Dropbox đang được các doanh nghiệp mới nổi sử dung. Các công cụ giúp mọi người cùng nhau chia sẻ công việc, cập nhật tiến độ.
Nguồn: Sưu tầm
Công ty TNHH QMS Việt Nam