NHỮNG THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN ISO 14000

  1. Để triển khai một dự án ISO 14000 cần bao nhiêu thời gian?

Điều này phụ thuộc vào độ phức tạp của các khía cạnh môi trường, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường, cam kết của lãnh đạo và nhận thức của nhân viên.

  1. Dự kiến chi phí cho một dự án ISO 14000 là bao nhiêu?

Phụ thuộc vào độ phức tạp của các khía cạnh môi trường, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường. Để tham khảo, các chi phí này chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị môi trường, phí tư vấn và phí chứng nhận. Cho từng trường hợp cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi để có được một dự toán cung cấp miễn phí.

  1. Để bảo vệ tài nguyên, môi trường, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?

Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định những hành vi sau bị nghiêm cấm

  • Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
  • Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật
  • Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  • Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
  • Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
  • Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  • Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
  • Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vệt và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  • Xâm hại di dản thiên nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.
  • Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường,làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
  • Các hành vị bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gì để bảo vệ môi trường?

Trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 như sau:

  1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
  • Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Trường hợp nước thải được chuyển vệ hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống nước thải tập trung.
  • Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.
  • Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.
  • Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
  1. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
  • Có chất dễ cháy, dễ gây nổ.
  • Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh.
  • Có chất độc hại đối với sức khỏe con người và gia súc, gia cầm.
  • Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
  • Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước.
  • Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.
  1.  Cho biết những cơ sở nào bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải? Các yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải?
  1. Đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:
  • Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
  • Khu, cụm công nghiệp làng nghề.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  1. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
  • Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý.
  • Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh.
  • Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
  1. Hiện nay nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường như: tiếng ồn, bụi, độ rung…Vậy Nhà nước ta có quy định gì nhằm hạn chế vấn đề này?

Nhằm hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành quy định:

  • Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, sánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư.
  • Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
  • Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  1.  Cho biết căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm?

Các căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm bao gồm:

  • Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.
  • Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.

Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.

Công ty TNHH QMS Việt Nam

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC