Cam kết thực hành ESG (Môi trường, Xã hội và Quản lý) đang càng ngày càng trở lên quan trọng đối với các tổ chức, công ty và nhà đầu tư trong những năm gần đây. Việc thực hiện những cam kết trên thể hiện rằng các tổ chức, công ty hay nhà đầu tư đang có trách nhiệm hơn trong việc phát triển bền vững, thực hành đạo đức, quản lý để tạo ra giá trị lâu dài cũng như là giảm thiểu các rủi ro về các vấn đề của môi trường và xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể thực hiện được báo cáo ESG cần phải đối mặt nhiều thách thức khác nhau để nỗ lực phát triển quá trình phát triển bền vững.

Thông qua bài viết này, QMS nêu ra một số thách thức nổi bật mà các tổ chức, công ty hay nhà đầu tư cần phải lưu tâm tới.

1. Các thách thức về dữ liệu

Có thể nói rằng, một trong những thách thức lớn khi thực hiện báo cáo ESG chính là sự thiếu tiêu chuẩn hóa trong dữ liệu. Điều này là bởi vì trong báo cáo ESG, sẽ có đa dạng dữ liệu liên quan tới môi trường và xã hội, dẫn tới việc rất khó khăn cho các khi đem ra so sánh và đánh giá các nguồn dữ liệu giữa các tổ chức và công ty hoặc nguồn dữ liệu khác nhau. Cụ thể hơn, theo nghiên cứu của Diligent (tổ chức chuyên nghiên cứu về giải pháp ESG), họ đã chỉ ra rằng có tới hơn 60% các doanh nghiệp đang bị hạn chế khả năng thu thập, phân tích và báo cáo các dữ liệu liên quan tới ESG. Đã có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau xuất hiện về vấn đề phát triển bền vững, tuy nhiên, các tiêu chuẩn thường yêu cầu xung đột dữ liệu cạnh tranh với nhau và nếu kết hợp nhiều tiêu chuẩn lại sẽ dẫn tới tình trạng hỗn loạn tới nhiều tổ chức và công ty.

ESG

Ngoài ra, việc thiếu sự tiêu chuẩn hóa trong dữ liệu sẽ dẫn tới một vấn đề nghiêm trọng khác chính là việc duy trì chất lượng của các dữ liệu đã thu thập được, bởi vì khi không có tính nhất quán về các tiêu chuẩn làm cho mất đi tính ổn định và sự không đầy đủ của dữ liệu. Ví dụ, trong khía cạnh môi trường yêu cầu các tổ chức và công ty phải đo lường và phân tích được mức độ sử dụng năng lượng ở trong và ngoài, dựa trên mức độ tiêu thụ nguyên liệu có thể tái tạo và không tái tạo để tạo ra năng lượng. Sự duy trì chất lượng của các dữ liệu cho báo cáo ESG càng gặp nhiều thách thức hơn khi các yếu tố bền vững thường khó định lượng. Bởi vì, các dữ liệu của ESG được báo cáo theo từng phần riêng biệt trên một bảng tính và điều đó khiến cho tổ chức và công ty xác định được lợi ích và tác động của ESG lên họ.

2. Các thách thức về chi phí và nguồn lực

Báo cáo ESG là một quy trình yêu cầu sử dụng rất nhiều nguồn lực và năng lực tài chính, vì vậy có thể nói rằng đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

ESG

Như đã nói ở trên, báo cáo ESG sẽ không có liên kết rõ ràng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp, do đó các tổ chức và công ty sẽ không có nhận thức rõ ràng trong việc tác động của báo cáo bền vững ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của họ. Ngoài ra, đầu tư vào báo cáo ESG là một khoản đầu tư dài hạn và yêu cầu sự cam kết liên tục của tổ chức và công ty với ESG. Để có thể theo dõi toàn diện và giám sát hiệu quả dữ liệu, các tổ chức và công ty phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ, con người và hệ thống. Đồng thời, lĩnh vực ESG là lĩnh vực có kiến thức chuyên môn rất cao về Môi trường, Xã hội và Quản lý, vì vậy công ty có thể phải thuê hoặc đào tạo các nhân viên có kiến thức chuyên biệt để duy trì mức độ hiệu quả của báo cáo ESG và chi phí để đào tạo hay thuê các chuyên gia về ESG thường rất cao. Ngoài ra, áp lực của ESG đến với nguồn lực của các tổ chức và công ty còn dựa trên vào việc tích hợp các chiến lược ESG đối với chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng các tổ chức và công ty tái thiết và phân bổ lại nguồn lực cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, việc này có thể bao gồm việc thay đổi quản trị chuỗi cung ứng, phát triển sản phẩm hoặc các chức năng khác của doanh nghiệp. Ví dụ, Tập đoàn bánh kẹo Mars của Mỹ đã tích hợp chiến lược cốt lõi với chiến lược ESG khi cải thiện chuỗi cung ứng bằng đầu tư vào các sáng kiến nông nghiệp tái tạo và sử dụng năng lượng tái tạo cho người nông dân. Đồng thời, hỗ trợ người nông dân nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững và tạo công ăn việc làm cho khu vực trồng trọt.

3. Các thách thức về luật định

Tuân thủ các quy định là một trong những khía cạnh quan trọng để thực hiện báo cáo ESG. Nó đề cập đến việc tuân thủ luật pháp, quy tắc và quy định do chính phủ và cơ quan có liên quan đặt ra liên quan đến báo cáo ESG. Những luật định này có thể thay đổi theo quốc gia, ngành hay kể cả quy mô của doanh nghiệp. Vì vậy, việc gặp những thách thức trong các luật định cũng là vấn đề nan giải mà các tổ chức và công ty cần phải giải quyết.

ESG

Đầu tiên, tùy vào từng khu vực khác nhau, các công ty cần phải báo cáo ESG đối với các công ty đại chúng. Ví dụ, ở Liên Minh Châu Âu, yêu cầu các công ty lớn phải báo cáo các chỉ số phi tài chính trong đó bao gồm cả dữ liệu ESG, tuy nhiên một số khu vực có thể báo cáo ESG theo một cách tự nguyện để đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho nhà đầu tư. Hoặc theo quy định công bố tài chính bền vững của Liên Minh Châu Âu yêu cầu các công ty đại chúng phải phải công bố bắt buộc 9 chỉ số liên quan tới môi trường và 6 chỉ số liên quan tới xã hội. Đồng thời, Các tổ chức này cũng phải báo cáo về ít nhất một trong 22 chỉ thị môi trường tùy chọn và một trong 24 chỉ thị xã hội tùy chọn.

Có thể thấy rằng, việc thực hiện báo cáo ESG theo từng mỗi khu vực đang gây ra những thách thức cực lớn cho các tổ chức và công ty. Họ cần phải nắm bắt chặt chẽ các quy định và luật pháp cụ thể của từng khu vực để tránh dẫn tới tình trạng vi phạm các quy định và ảnh hưởng tới khả năng vận hành của tổ chức và công ty.

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC