QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT
ISO 9000 ra đời vào năm 1996, từ khi chỉ có 2 doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO thì đến nay cả nước đã có trên 1.200 doanh nghiệp đã áp dụng. Vậy quản lý chất lượng hay kiểm tra chất lượng là làm những việc gì? Vấn đề này vẫn còn nhiều người mơ hồ mà nguyên nhân cơ bản đó là vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào về chất lượng nên dẫn đến việc tranh cãi về vấn đề quản lý chất lượng. Vì thế, Viện UCI chia sẻ một số thông tin về quản lý chất lượng.
Theo tiêu chuẩn ISO 9000/2000 thì chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Như vậy, nhân viên quản lý hay kiểm tra chất lượng sẽ là những người kiểm tra, phân loại, xử lý và quản lý hàng hóa xuất đi hay hàng trả của khách hàng, và mỗi người trong số họ đều có trách nhiệm:
- Xây dựng quy trình kiểm tra hàng hóa khi nhập kho.
Quản lý chất lượng và những điều chưa biết:
- Quản lý điều hành cán bộ nhân viên thuộc mình quản lý một cách khoa học hiệu qủa, đảm bảo phát huy khả năng, năng lực của từng nhân sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đưa ra chiến lược, sách lược cho Giám Đốc về việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nhằm ổn định vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Kết hợp cùng các bộ phận chuyên môn khác của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Như vậy, quản lý chất lượng là một hệ thống các hoạt động, các biện pháp và các quy định cụ thể liên quan đến chất lượng. Là trách nhiệm của mọi thành viên của xã hội, của tất cả các cấp nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo. Và phải được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ: Thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm. Trách nhiệm của người sản xuất không chỉ dừng lại ở khâu bán sản phẩm mà họ còn có trách nhiệm, không kém phần quan trọng, với khâu sử dụng sản phẩm.
Tóm lại: Chất lượng mặc dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều có một điểm chung nhất đó chính là sự phù hợp với yêu cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác. Với nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau cho nên trong quá trình quản trị chất lượng cần phải xem xét chất lượng sản phẩm trong một thể thống nhất. Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống mới đảm bảo hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng. Có như vậy, việc tạo ra các quyết định trong quá trình quản lý nói chung và quá trình quản trị chất lượng nói riêng mới đảm bảo đạt được hiêụ quả cho cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức.
Nguồn: Sưu tầm
Công ty TNHH QMS Việt Nam