SA 8000 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
SA 8000 là gì?
- Là tiêu chuẩn quốc tế, phiên bản mới nhất được ban hành vào năm 2008, đưa các yêu cầu về Quản lý trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trong tổ chức.
- SA 8000 được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên Kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York, Hoa Kỳ.
- Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ tại các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển
- Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc, cung cấp các giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật và thay đổi nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
Các yêu cầu cơ bản của SA 8000
- Lao động trẻ em
- Lao động cưỡng bức
- An toàn và Sức khỏe
- Tự do hội họp và quyền thỏa ước lao động tập thể
- Phân biệt đối xử
- Thi hành kỷ luật
- Thời gian làm việc
- Trả công
- Hệ thống quản lý
Lợi ích của áp dụng SA 8000
- Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao
- Nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho các bên trong “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”
- Giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
- Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng. Đây là yếu tố được xem là “Chìa khoá cho sự thành công” trong thời đại mới.
- Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với công ty.
- Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý
- Có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
Doanh nghiệp phải làm gì khi áp dụng SA 8000
- Xác định các yêu cầu của pháp luật liên quan đến lao động mà doanh nghiệp phải tuân thủ
- Thiết lập chính sách về trách nhiệm xã hội
- Cử đại diện chịu trách nhiệm về các vấn đề trách nhiệm xã hội
- Xác định trách nhiệm quyền hạn
- Thiết lập các thủ tục để đảm bảo các vấn đề tiêu chuẩn yêu cầu được xem xét và thực hiện
- Thực hiện đào tạo cho người lao động và các quyền và lợi ích của họ
- Giám sát việc thực hiện các thủ tục trên
- Kiểm soát các nhà thầu phụ để đảm bảo họ cũng tuân thủ các thủ tục trên
- Định kỳ thực hiện xem xét của lãnh đạo để có những cải tiến kịp thời
Công ty TNHH QMS Việt Nam