SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC PHẨM
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Quản lý rủi ro trong thực phẩm là hành động ngăn ngừa và hạn chế các tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người.
Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội vẫn tồn tại nhiều thách thức ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Rất nhiều quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm quốc gia nhưng một số khác vẫn đang cần tiếp tục hoàn chỉnh các qui định liên quan tới hệ thống thực phẩm truyền thống để đáp ứng được những thách thức phải đối mặt như tỉ lệ cao các thực phẩm nhiễm bệnh vẫn còn tồn tại cùng với những mối nguy hiểm mới vẫn tiếp tục gia tăng trong chuỗi thực phẩm.
Rủi ro thực phẩm tới sức khỏe con người có thể phát sinh bởi các mối nguy từ sinh học, hóa chất hay vật lý. Các tác nhân gây bệnh trên thực phẩm, ví dụ các vi sinh vật được tìm thấy trong thức ăn như vi khuẩn là tác nhân chính của thực phẩm nhiễm bệnh. Chuỗi thực phẩm bao gồm nhiều giai đoạn mà ở đó thực phẩm đều có thể bị nhiễm độc bởi các tác nhân gây bệnh. Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro để đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm có thể đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu thực phẩm nhiễm bệnh và tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm.
Tóm lại: Thực phẩm nhiễm bệnh và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế xã hội; Các loại mầm bệnh thực phẩm mới và dấu hiệu đặc trưng phổ biến của mỗi loại; Rủi ro an toàn thực phẩm và những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng thực phẩm; Khuôn khổ trong việc phân tích rủi ro đối với an toàn thực phẩm; Quản lí và đánh giá những rủi ro từ vi sinh vật; Thực hành tốt việc ngăn chặn/điều chỉnh thực phẩm nhiễm bệnh trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Với mục tiêu cung cấp cho học viên kiến thức về rủi ro an toàn thực phẩm và các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biết là các tác nhân gây bệnh trên thực phẩm cũng như dấu hiệu để nhận biết chúng. Và nâng cao hiểu biết cho học viên về các mô hình và ứng dụng của quản lý rủi ro an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Nguồn: Sưu tầm
Công ty TNHH QMS Việt Nam