TÁC ĐỘNG CỦA ISO 22000 ĐỐI VỚI CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM TOÀN CẦU

Ở các quốc gia phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm đã có những tiến bộ hơn trong việc ngăn ngừa sự cố về an toàn thực phẩm nhờ vào các tiêu chuẩn và phương pháp quản lý phòng ngừa nguy cơ đối với an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn – HACCP là một phương pháp quản lý đã được thừa nhận quốc tế như là một biện pháp quản lý rủi ro quan trọng đối với an toàn thực phẩm, dựa trên 07 nguyên tắc cơ bản cho phép xác định các mối nguy, xác định điểm kiểm soát tới hạn và thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm tra xác nhận để đảm bảo kiểm soát an toàn đối với thực phẩm. Năm 1998, Hiệp hội Bán lẻ Anh đã xây dựng Tiêu chuẩn toàn cầu BRC (British Retail Consortium) về an toàn thực phẩm nhằm cung cấp một chuẩn mực chung cho việc thẩm định và phê duyệt nhà cung cấp. Kể từ đó, các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ tại Anh sẽ phải thực hiện theo các yêu cầu của BRC trừ khi không muốn duy trì công việc kinh doanh của mình tại Anh. BRC đã trở thành tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới được tổ chức Sáng kiến ​​An toàn thực phẩm toàn cầu phê duyệt.

Tiêu chuẩn về quản lý an toàn thức phẩm theo BRC đã không được phổ biến rộng rãi cho đến khi tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành vào năm 2005, trở thành tiêu chuẩn thống nhất và toàn diện trong việc quản lý toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. ISO 22000 là tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm dựa trên Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) được thừa nhận quốc tế thông qua quá trình lấy ý kiến và được phê duyệt bởi ít nhất 75% quốc gia thành viên của ISO. Tiêu chuẩn này cung cấp một nền tảng logic và hiệu quả để nhận biết các mối nguy, thực hiện các biên pháp kiểm soát và quan trọng nhất là ngăn ngừa việc mất an toàn đối với thực phẩm.

Theo kết quả khảo sát về số liệu chứng nhận năm 2010 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tới cuối tháng 12 năm 2010, có ít nhất 18.630 công ty về thực phẩm tại 138 quốc gia trên toàn thế giới đã được chứng nhận ISO 22000. Trong đó, số công ty được chứng nhận nhiều nhất thuộc về châu Âu và khu vực Viễn Đông. Mặc dù còn có những ý kiến cho rằng tiêu chuẩn ISO 22000 chưa đủ cụ thể và chi tiết để có thể đáp ứng nhu cầu về kiểm soát an toàn thực phẩm cho các bên liên quan, tuy nhiên với số liệu về số công ty áp dụng và được chứng nhận ISO 22000 tăng trưởng một cách ổn định trong những năm qua cho thấy ISO 22000 đang trở thành một yêu cầu quan trọng đối với yêu cầu kiểm soát an toàn thực phẩm và tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Công ty TNHH QMS Việt Nam

DỊCH VỤ

  • Chứng nhận
  • Đào tạo

TIN TỨC