VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Vào những năm cuối thế kỷ XX xu thế giao lưu, hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa khoa học kĩ thuật giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra mạnh mẽ. Trước tình hình đó đặt các quốc gia vào một vòng xoáy mang tên cạnh tranh, và nước ta hiện đã là thành viên của nhiều tổ như: APEC, ASEAN, WTO chính vì thế vấn đề cạnh tranh càng diễn ra khốc liệt. Và vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đây vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và mỗi doanh nghiệp và của mỗi người. Qua đó cho thấy vai trò của việc quản lý chất lượng sẽ giúp chúng ta nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trong thời kì hội nhập. Một số vai trò quan trọng của việc quản lý chất lượng sản phẩm hiện nay đó là:
Quản lý chất lượng có vai trò quan trọng bởi một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường.
Vai trò quản lý chất lượng
- Cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả.
- Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ do đó nếu như việc quản lý chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có lợi cho người dùng và giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao.
- Về phìa Nhà Nước: việc quản lý chất lượng là nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động.
- Về phía doanh nghiệp: do tính chất của doanh nghiệp và cơ quan Nhà Nước khác nhau cho nên việc quản trị chất lượng sản phẩm cũng nhằm mục tiêu khác nhau. Với mục tiêu sang lọc các sản phẩm không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu, chất lượng kém ra khỏi các sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu có chất lượng tốt. Mục đích là chỉ có sản phẩm đảm bảo yêu cầu đến tay khách hàng.
- Tăng cường quản lý chất lượng sẽ giúp cho việc xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con gnười có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì sao quản lý chất lượng được đề cao trong những năm gần đây. Như vậy, về mặt chất hay lượng việc bỏ ra những chi phí ban đầu để đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về sau và hoạt động có hiệu quả hơn.
Nguồn: Sưu tầm
Công ty TNHH QMS Việt Nam